Ninh Bình – Địa linh sinh Nhân kiệt

Ninh Bình, ngoài vẻ đẹp núi non hùng vĩ. Nơi đây còn biết đến gắn liền với một phần của lịch sử Việt Nam, gắn liền với 3 triều đại đầu tiên của nước Nam.

Nói đến Ninh Bình, không thể không nhắc đến triều đại nhà Đinh, triều đại đánh dấu mốc son muôn đời của nhà nước tập quyền đầu tiên của nước ta.

Quá trình xây dựng Đinh Tiên Hoàng trở thành một biểu tượng đa năng - Tạp  chí Tia sáng

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng tại quảng trường tỉnh Ninh Bình.

Năm 944, Ngô Quyền (vua tự xưng là Ngô Vương) mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.

Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn – con thứ của Ngô Quyền – làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương.

Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế cục mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân.

Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn). Ông là người Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Có cha là Đinh Công Trứ – nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử Hoan Châu(Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay).

Thời kỳ đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu. Sau khi Trần Minh Công chết, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, chiêu mộ binh lính, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng nhiều sứ quân khác chống nhà Ngô và tiến đánh các sứ quân còn lại.

Trong hơn 3 năm, nhờ tài năng của mình, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn là con cả, đã cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Năm 978, Đinh Bộ Lĩnh lập con út là Hạng Lang làm thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên giết chết Hạng Lang vào mùa xuân năm 979.

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại trong cung. Sử ghi thủ phạm là nội nhân Đỗ Thích, nhưng các nhà nghiên cứu gần đây đặt ra giả thiết khác, cho rằng chủ mưu là Lê Hoàn (sau này làm vua và gọi là Lê Đại Hành) và Dương hậu.

Năm 980, nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Triều đại nhà Đinh kết thúc, truyền được đến đời thứ hai, trị vì 12 năm (968-980). Mở ra trang mới, trang sử của triều đại nhà Tiền Lê.

Khám phá vẻ đẹp cổ kính của đền Vua Đinh và đền Vua Lê - Đi Ninh Bình

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng cùng con trai

Trao áo Long Bào, nhà Tiền Lê được thành lập.

Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên ngôi, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vị của Thiếu đế, nên các công thần là Định Quốc công Nguyễn Bặc và Ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn. Lực lượng này thua trận và bị Lê Hoàn giết.

Năm 981, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân thì Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người: “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn”. Quân sĩ đều hô vạn tuế.

Lúc đó, người đứng đầu triều đình là Dương Thái hậu không còn cách nào khác do mọi quân sĩ đều tôn lập Lê Hoàn, bèn thuận theo, sai lấy áo Long cổn khoác lên người Lê Hoàn, đưa Lê Hoàn lên làm Hoàng đế. Đây chính là thời khắc lập ra nhà Tiền Lê.

Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn tiến hành chuẩn bị chống lại nhà Tống trong Chiến tranh Tống–Việt năm 981, với chiến thắng thuộc về Lê Hoàn. Sau chiến thắng, Lê Hoàn liền sai sứ sang nhà Tống cống các đồ thổ sản và dâng biểu tạ lỗi nhằm giữ mối quan hệ hòa hảo không đáng đánh mất giữa Việt và Tống, đồng thời cũng thảo phạt Chiêm Thành đang rất mạnh ở phía Nam. Ngay sau bàn định ngoại trị, Lê Hoàn vì muốn ổn định chính trị bên trong, đã cưới Dương Thái hậu làm một trong các Hoàng hậu của mình. Theo quan điểm Nho giáo của các nhà chép sử sau này, như trong Đại Việt sử ký toàn thư đã viết, thì ông bị chê trách về đạo vợ chồng do ông đã lập Dương Thái hậu làm Hoàng hậu của mình.

Lê Hoàn là một vị Hoàng đế có rất nhiều con trai. Con trưởng của ông là Lê Long Thâu đã được chọn làm người kế vị từ những năm đầu tiên khi ông lên ngôi, nhưng lại đột ngột qua đời sớm vào năm 1000, để lại ngôi vị Thái tử bỏ ngỏ.

Vào lúc này, người con thứ năm của ông là Khai Minh vương Lê Long Đĩnh tự ứng cử mình làm Thái tử. Theo ghi nhận của Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lê Hoàn rất thích Long Đĩnh và tính chọn làm Trữ quân, nhưng bị các đại thần thân cận ngăn lại vì nhiều người con lớn và tài ba hơn Long Đĩnh, trong đó có Lê Long Tích, giữ tước vị Đông Thành vương và là con trưởng nhất lúc đó của ông sau khi Lê Long Thâu qua đời. Lê Hoàn bỏ ý định lập Long Đĩnh làm Thái tử, nhưng cũng không chọn trưởng tử Long Tích, mà chọn người anh cùng mẹ của Long Đĩnh Nam Phong vương Lê Long Việt.

Khai quật khảo cổ phía nam đền thờ Vua Lê Đại Hành và tường Thành Dền

Đền thờ Lê Đại Hành – Dương Vân Nga cùng các con.

Ngày này vẫn còn hai di tích thờ 2 vị vua là Đinh Tinh Hoàng và Lê Đại Hành tại huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình. Đây cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của mảnh đất Cố Đô.

Lê Long Đĩnh mất, bộ máy nhà nước ủng hộ Lý Công Uẩn lên làm vua – mở ra triều đại nhà Lý và quyết định lịch sử rời đô ra thành Đại La – Thăng Long – Hà Nội.

Tượng đài Lý Thái Tổ tại Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Việc hình thành nhà gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn thay ngôi Lê Long Đĩnh. Các bộ sử cổ của Việt Nam như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền Chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn.

Năm 1010, Lý Công Uẩn viết chiều rời Đô từ Hoa Lư ra Đại La, sau là kinh thành Thăng Long và bây giờ là thủ đô Hà Nội của nước ta, đánh dấu một tầm nhìn, một bước ngoặt mới của lịch sử.

Ngoài 3 danh nhân khởi đầu cho 3 triều đại của lịch sử, mảnh đất Ninh Bình còn nổi tiếng với rất nhiều những vị tướng tài, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Tiếp nối truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha năm xưa, trong thời kỳ chống giặc Pháp – Mỹ, nhân dân Ninh Bình luôn sẵn sàng chiến đầu để bảo vệ từng tấc đất – vùng trời bình yên của dân tộc, không ít người đã anh dũng nằm xuống để tiếp nối ông cha giữ gì hoà a bình. Cho đến ngày nay, rất nhiều người con Ninh Bình vẫn truyền thống tốt đẹp đó, nhiều con em đã góp một phần không nhỏ để xây dựng mảnh đất Ninh Bình nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Bất cứ thời đại nào, Ninh Bình cũng có những người con tài – đức giúp dân giúp nước, hay những nhà văn, nhà thơ lỗi lạc tô đẹp cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta tự hào là con Rồng, cháu Tiên, là anh em một nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *